Chia sẻ kinh nghiệm đi sang đánh hàng Quảng Châu về Hà Nội

Tỷ giá: 1¥ = 3,670

Hotline: 0963.267.124

Email: hangchina.cskh@gmail.com

Chia sẻ kinh nghiệm đi sang đánh hàng Quảng Châu về Hà Nội

Như chúng ta đã biết hàng Quảng Châu nổi tiếng với thiên đường mua sắm kinh doanh tại châu Á. Sang tận Quảng Châu Trung Quốc đánh hàng sẽ giúp bạn mua được hàng giá tận xưởng.

Song nhiều bạn chưa có kinh nghiệm trong việc sang tận Trung Quốc đánh hàng cần phải trang bị những kiến thức gì trước khi đi như: 

Nhập hàng ở chợ nào?
Đi Quảng Châu đánh hàng thì cần những giấy tờ gì, bao nhiêu vốn?
Chi phí ăn ở, sinh hoạt tại Trung Quốc như thế nào? ....v.v
Nên đi một mình hay đi theo nhóm?
Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu cách đánh hàng Quảng Châu. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để đi Quảng Châu đánh hàng về Hà Nội thuận lợi hơn.

Kinh nghiệm chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục. 
Thời điểm hiện đại, Trung Quốc không yêu cầu phải có thị thực đối với người Việt Nam nên khi bạn sang Quảng Châu nhập hàng chỉ cần chuẩn bị 1 số thủ tục sau đây:

Giấy thông hành: Đây là thủ tục ít tốt thời gian và cũng rẻ nhất. Giấy thông hành dễ dàng mua ở bất cứ đơn vị du lịch quốc tế nào. Giấy thông hành thường có giá trị trong 1 tháng và qua lại ở 1 cửa khẩu.
Hộ chiếu: Bạn có chứng minh thư và liên hệ với phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố để chuẩn bị hộ chiếu. Khi có hộ chiếu bạn có thể qua bất kì hộ chiếu nào mà bạn muốn.
Đi sang Quảng Châu bằng phương tiện gì?
Có nhiều phương tiện thuận lợi để bạn đặt hàng Quảng Châu. Hiện nay khi bắt đầu từ Hà Nội sẽ có có 3 phương tiện giao thông chính là đường bộ, đường sắt và đường hàng không.

Nếu di chuyển bằng xe khách thì bạn bắt xe lên Lạng Sơn hoặc Quảng Ninh. Qua đó có khá nhiều  xe đi Quảng Châu. Có một số nhà xe có chủ là người Việt như Phi, Vân Thơ…để bạn dễ dàng lựa chọn.
Bạn có thể di chuyển bằng máy bay để rút ngắn thời gian Hà Nội – Quảng Châu. Giá vé cũng không phải là rẻ từ 6 – 7 triệu/người. Khi hạ cánh, bạn có thể bắt xe taxi hoặc xe điện đến Quảng Châu.
Muốn đặt hàng Trung Quốc nói chung bạn cũng có thể di chuyển bằng tàu hỏa đến cửa khẩu Lạng Sơn rồi bắt xe về Nam Ninh. Tàu là phương tiện an toàn nhất trong các phương tiện nhưng vấn đề mua vé khá rắc rối khiến bạn không chủ động được công việc.
Đổi tiền Việt sang tiền Trung. 
Đây là hoạt động không thể thiếu trước khi bạn sang Trung Quốc đánh hàng. Bạn nên đổi tiền ở các ngân hàng hoặc các đơn vị chuyên vận chuyển hàng Trung Quốc về Hà Nội để có mức giá rẻ, không bị chênh lệch và nhất là tránh trường hợp đổi tiền ở cửa khẩu vì chi phí rất cao.

Chi phí ăn ở, sinh hoạt tại Trung Quốc.
Tiền ăn sẽ phụ thuộc vào bạn ăn ở các nhà hàng sang trọng hay các quán ăn vỉa hè.
Tùy mặt hàng cần mua, bạn có thể tìm hiểu trước khu vực chợ mình đi đánh hàng để book trước khách sạn ở gần đó, thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển, tìm mua hàng hóa thuận tiện nhất. Hoặc lựa chọn khách sạn, nhà nghỉ ở gần bến xe cho tiện việc đi lại. Một số khách sạn có giá dao động từ 160 – 200 tệ như: Jianghuan Hotel, Yindu Hotel, Dashadao Hotel... 
Nếu thuê phiên dịch bạn cần chi khoảng 200 – 300 Tệ / ngày /24 giờ. Trường hợp bạn đã biết tiếng Trung thì không cần chi khoản này.

Chi phí thuê phiên dịch
Để thuê phiên dịch giá rẻ nhất bạn có thể chọn các bạn du học sinh đang học bên Trung bởi nếu thuê một người phiên dịch chuyên nghiệp từ Việt Nam sang bạn sẽ phải chịu thêm một số chi phí cho phiên dịch như tiền đi lại, tiền khách sạn và giá thuê cũng đắt hơn rất nhiều.
Chi phí thuê phiên dịch sẽ dao động từ 1,3 triệu đến 4 triệu/ ngày.

Phí vận chuyển hàng từ Quảng Châu về Hà Nội
Khi bạn mua hàng xong bạn cần chuẩn bị thêm chi phí vận chuyển, đóng hàng và thuê người khuân vác sản phẩm. 
Bạn nên chọn bên vận chuyển hàng Quảng Châu về Hà Nội uy tín và có trách nhiệm đối với hàng hóa của bạn, chi phí có thể cao hơn một chút nhưng hàng hóa phải được đảm bảo, hàng về nhanh có chính sách rõ ràng nếu mất hàng. 

Kinh nghiệm khi sang Quảng Châu đánh hàng về Hà Nội.
Hãy chọn các mặt hàng cần dùng theo khu chợ, có khá nhiều khu chợ tại Quảng Châu.
Hãy trả giá và tham khảo hàng của nhiều quầy khác để có được sự lựa chọn hàng tốt nhất.
Về mặt hàng quần áo nên lên chợ 13 vì ở đây quần áo rẻ nhất và chất lượng khá đa dạng . Nhưng nhược điểm của chợ này là đóng khá sớm nên bạn phải chọn được giờ thích hợp để mua hàng.
Nên kiểm tra kĩ từng món hàng trước khi nhập hàng về vì khi nhập hàng theo lô dễ dẫn tới hư hỏng hay lỗi hàng mà bạn không biết.
Trả tiền sau khi nhập hàng vì khi đã lấy hàng sẽ khó đổi hàng nếu đã trả tiền. Bạn nên cẩn thận để giao dịch được diễn ra an toàn.


Các khu chợ phổ biến cần biết khi đi đánh hàng Quảng Châu.
1. Chợ Bạch Mã
Chợ Bạch Mã nằm trên đường Trạm Nam, được xem là chợ quần áo lớn nhất tại Quảng Châu. Khu chợ được trang hoàng đẹp đẽ với 10 tầng, giống như toà nhà mua sắm thương mại lớn. Hàng hóa trưng bày ở đây đa dạng từ thời trang nam nữ, trẻ em, các phụ kiện giày dép, mũ nón…

Hàng hóa ở chợ Bạch Mã được đánh giá cao về chất lượng. Mỗi tầng sẽ bày bán mỗi mặt hàng khác nhau, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để đi tìm mặt hàng cần mua ở ngôi chợ rộng lớn này.

2. Chợ Chàm Sấy
Nằm ở số 17 đường Zhanzi, quận Yuexiu, Quảng Châu. Chợ có khoảng 540 cửa hàng và hơn 700 đơn vị kinh doanh. Chợ Chàm Sấy chuyên các sản phẩm liên quan đến thời trang và phụ kiện thời trang từ giày dép đến mắt kính, mũ nón…Chợ mở cửa từ 10h sáng đến 17h hàng ngày.

Chợ Chàm Sấy nổi tiếng bởi các sản phẩm là hàng nhái của tất cả các thương hiệu thời trang lớn thế giới. Từ hàng fake 1, fake 2 đều có. Những chiếc đồng hồ nhái có trị giá đến 20 triệu đồng cũng như các loại túi xách nhái của các thương hiệu có thể dao động từ 5-10 triệu, tùy sản phẩm.

3. Chợ Sha He
Chợ nằm trên đường Sha He, quận Tian He, Quảng Châu. Chợ có 15 trung tâm mua sắm với diện tích rộng lớn từ 1.000 – 3.000m2. Các sản phẩm ở chợ đa dạng hàng áo quần may mặc của nam, nữ, trẻ em, người lớn. Song, về mẫu mã và chất lượng không bằng các chợ khác. Vì vậy, giá cả sản phẩm ở chợ được xem là khá rẻ.

4. Chợ đồ da
Nằm trên đường Jiefang Beilu. Chợ chuyên bán sỉ lẻ các mặt hàng làm bằng chất liệu da. Đa dạng các sản phẩm từ hàng thời trang, áo quần, túi xách, ví…Giá cả dao động tùy vào loại sản phẩm từ cao cấp đến bình dân.

Các sản phẩm tại chợ đồ da có thể nhái giống với mẫu mã sản phẩm hàng hiệu. Tuy nhiên để tìm loại hàng này, bạn cần có thông dịch viên hoặc người bản xứ dẫn đi tìm đúng cửa hiệu.

5. Chợ điện tử Thiên Hồ
Chợ nằm trên đường Tianhe Lu và Shipau Xilu, chuyên bán buôn các loại máy móc thiết bị linh kiện máy tính. Đa số các công ty, cửa hàng bán buôn máy tính và linh kiện máy tính ở Việt Nam đều nhập hàng tại đây. Giá cả sản phẩm rẻ, chất lượng khá bảo đảm.

6. Chợ nội thất
Đồ nội thất Trung Quốc được bày bán tập trung ở Phật Sơn, cách Quảng Châu tầm 30km.

Đây được xem là một trong những ngôi chợ bán đồ nội thất lớn nhất nhì thế giới với diện tích hơn 3 triệu m2. Ở đây bày bán tất cả các sản phẩm nội thất cao cấp đến bình dân, đa dạng mẫu mã và hàng hóa.

7. Chợ đồ chơi
Chợ đồ chơi nổi tiếng ở Quảng Châu là One Link Plaza, tọa lạc tại số 39 đường Jiefang nan Lu.

Nơi đây bày bán tất cả các đồ chơi cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và các mặt hàng văn phòng phẩm, hàng lưu niệm, đồ trang trí nhà cửa. Giá sản phẩm chênh lệch tùy chất lượng từ hàng cao cấp đến bình dân.

Như vậy là NHẬP HÀNG CHINA vừa gửi đến bạn chi tiết kinh nghiệm khi đi đánh hàng Quảng Châu về Hà Nội, nếu bạn thấy số vốn không đủ để có thể đi đánh hàng bạn có thể tham khảo qua dịch vụ order hàng Quảng Châu của NHẬP HÀNG CHINA